Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Địa điểm độ xe,bán phụ tùng xe classic (Update liên tục)


  • Khu vực TPHCM



  • Lâm’s Garage –  68 Nguyễn Giản Thanh, Phường 15, Quận 10
  • Phương Đức Paint – Chuyên độ tem, sơn airbrush racing bike. Liên hệ: 0903.783.819
  • A Hiến – chuyên độ xe racing bike. Liên hệ: 141 Cao Xuân Dục, Q.8 
  • Tư Râu https://www.facebook.com/rau.tu.733?fref=ts (Linh đông,thủ đức,TPHCM)
  • Race Bikes Nguyễn Thạch Lân – 34 A Vườn Lài, Phường Tân Thạnh, Q. Tân Phú
  • Cây Búa Vàng – 31/2 Đường số 1, Phường 17, Quận Gò Vấp
  • TNT custom https://www.facebook.com/tntcustom208?fref=ts
  • Tự Thanh Đa – 336 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Q.Bình Thạnh
  • Sang Nguyen GARAGE https://www.facebook.com/profile.php?id=100006106454307&fref=ts
  • Garage Vũ giáng sinh https://www.facebook.com/garagevugiangsinh/?fref=ts
  • A.Hào Thủ đức TPHCM(Phụ tùng các loại xe) 0996077039
  • Garage Liêm đặng linh xuân thủ đức 0937060632

  • Khu vực Hà Nội

  • Xưởng “Phẫu thuật thẩm mỹ” môtô Hà Nội – Dr. Tý.   – Liên Hệ: 0902 232 289 – Địa chỉ: Cổng chợ Đại Từ, Đại Kim, Hà Nộ
  • Xưởng độ tư nhân Bác Dân và Anh Dũng – Trần Quý Cáp – Liên hệ: A Dũng 09.33.99.86.79 hoặc Bác Dân 04.38.511.819 – Địa chỉ: Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội
  • Xưởng độ xe “chất” ZIFE – Độ xe và phụ kiện bảo hộ – Liên hệ: 0989 038 181 – Địa chỉ: số 27/45 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội 
  • ***Danh sách các lò độ phụ tùng, vỏ, linh kiện tại Hà Nội: 
  • 1. Độ đèn : Ledtech Nguyễn Thị Định,  Caoquy 104 Tôn thất tùng. 
  • 2. Độ pô : Cương motor ở Đặng Xuân Bảng, Thương pô ( ông này ko nhớ địa chỉ, google vậy)
  •  3. Độ còi : Tân còi 211 Phố Huế. 
  • 4. Độ vỏ : Số 1 Lê văn lương gặp anh Ánh, 2B Cao Bá Quát gặp Long tèo, fb Trình Lương Thiện

Scambler Phượt BỤI tin dùng.cùng độ nào

Scrambler cũng như Cafe Racer, Bobber hay Trackerlà một trong những phong cách độ được nhiều người yêu thích. Scrambler - đó là một chút phong cách, một chút bụi bẩn và một chút hầm hố. Bài viết xin hướng dẫn cách độ Scrambler và vài nét đặc trưng của Scrambler.
Hướng dẫn cách độ xe phong cách Scrambler

Scrambler là gì?

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, những kẻ chơi xe bắt đầu cảm thấy hứng thú với dòng xe vượt địa hình, mạnh mẽ và bụi bặm của những chiếc Enduro bike . Họ muốn đưa cái chất phiêu lưu khám phá đậm đặc của dòng off-road trên Enduro bike lên những chiếc Classic bike. Và Scrambler - đứa con lai độc đáo mang nét hài hòa của hai dòng xe này ra đời từ đó.
Scrambler - Hướng dẫn từng bước cách độ xe Scrambler

Những chiếc Scrambler về tổng thể có những nét tương đồng lớn với người anh em Tracker của chúng. Do được thiết kế để chạy trên những cung đường khắc nghiệt, một số chi tiết trên Scrambler cũng được thay đổi và điều chỉnh.
  • Khung sườn với trọng tâm cao, khoảng sáng gầm xe lớn. Ở một vài thiết kế, người chơi còn thêm một mảng chắn kim loại để bảo vệ phần nào lốc máy, hộp số cùng gầm xe khỏi những va đập trên những cung đường khắc nghiệt đầy sỏi đá. 
  • Lốp xe kích thước to với gai off-road đặc dụng được sử dụng để sẵn sàng đương đầu với bùn, lầy, đất đá. 
  • Không giống như Tracker vốn chỉ loanh quanh trong môi trường có phần “lành” hơn như đường nhựa khô ráo, Scrambler là những kẻ ngông cuồng sẵn sàng băng qua những cồn cát nóng bỏng với sỏi đá lởm chởm, lội sông vượt suối hay thậm chí lao vào đầm lầy, do đó dè trước cũng được chú trọng chứ không bị cắt gọt đi.

Scrambler - Hướng dẫn từng bước cách độ xe Scrambler

Hướng dẫn từng bước cách độ Scrambler

Muốn độ Scrambler, trước hết bạn phải có xe đã.

Scrambler thiết kế chạy trên các đoạn đường khắc nghiệt như bùn lầy, sỏi đá nên việc chọn xe cũng có một số ưu tiên nhất định:
  • Chú trọng về trọng lượng: chọn xe có tổng trọng lượng nhỏ là một yếu tố ưu tiên ở đây, trọng lượng nhỏ giúp Scrambler thanh thoát hơn trong địa hình khắc nhiệt
  • Chọn xe có chiều dài cơ sở ngắn: Xe có chiều dài cơ sở ngắn thích hợp với Scrambler hơn, giúp xe gọn gàng và có thể thuận lợi phần nào trong quá trình độ xe sau này
Một số  loại xe được đề xuất:
  • Các dòng Triumph và tiêu biểu là Bonneville; 
  • Kawasaki W650/800, TR250
  • Yamaha Sr400/ 500
  • Các dòng Honda CL và CLS, GB...
  • Suzuki Glasstracker, Volty, TU250
Như đã nói, độ Scrambler cũng giống như độ Cafe Racer vậy, mọi chiếc xe đều có thể làm được, quan trong là ở sự sáng tạo của người làm.

    Động cơ Scrambler

    Đâu tiên là phải nói đến động cơ, không giống như Cafe Racer hay Tracker chạy trên nhưng con đường trải nhựa, Scrambler là dòng xe chạy địa hình nên động cơ ưu tiên về lực kéo hơn là tốc độ tối đa. Scrambler cũng được sử dụng bộ truyền động với dĩa sau có số răng lớn để tăng sức kéo.

    Vì chạy ở các địa hình đó nên phần động cơ của Scrambler thường có bộ phận chắn bùn động cơ, được thiết kế có nhiều lỗ để không làm giảm hiệu suất làm mát của động cơ.



    Ống xả Scrambler

    Nét đặc trưng mang lại sự khác biệt lớn nhất giữa Scrambler và Tracker có lẽ là phần ống xả. Ống xả không chỉ đáp ứng nhu cầu lội nước vượt địa hình mà còn là điểm nhấn đặc biệt về mặt thẩm mỹ. Để có thể dễ dàng vượt qua những đoạn nước ngập sâu trong hành trình thám hiểm, bạn cần một chiếc xe với động cơ mạnh mẽ và ống xả được vắt cao. Thường thường, vị trí của ống xả chỉ thấp hơn một chút hay gần tương đương với phần khung phụ (Sub-Frame) của xe. Do sự đặc thù này, ống xả cần có một thiết kế cách nhiệt đặc biệt để mang lại sự an toàn cho người sử dụng.

    Có hai phong cách thường bắt gặp nhất trong việc thiết kế ống xả trên Scrambler.
    • An toàn nhất là giải pháp luồn phần ống xả vào bên trong khung xe ngay khi chúng thoát khỏi Engine Head, khéo léo luồn dưới yên xe, rồi lại lượn ra phía bên ngoài một cách mềm mại. Tuy nhiên, giải pháp này đòi hỏi một tài nghệ tuyệt hảo cùng kinh nghiệm dày dặn để xử lý các mối hàn được hoàn hảo về cả mặt kĩ thuật lẫn mỹ thuật. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng yêu cầu bố trí sắp xếp lại hệ thống điện, ắc quy,… nên đa phần chỉ những nghệ nhân cao tay lành nghề mới sử dụng.
    • Phổ biến và mang tính thẩm mỹ cao hơn, đó là việc thiết kế ống xả theo kiểu “lộ thiên”. Ở đây, ống xả được đưa ra ngoài, uốn lượn hoặc cũng có thể chỉ đơn thuần là đưa lên cao. Ống xả thường được trang bị một lớp cách nhiệt đặc trưng ốp bên ngoài. Ở một vài thiết kế, lớp cách nhiệt được tích hợp ngay trong thân pô, khiến chúng trở nên liền lạc. Việc đưa ống xả ra ngoài cũng làm tăng đất diễn cho những nghệ nhân được thỏa sức sáng tạo và phóng tác. Bằng những kỹ nghệ hàn tuyệt hảo, vô số thiết kế ống xả tuyệt mỹ với những đường cong uốn lượn mềm mại, những màu sắc óng ánh hay những chi tiết vẩy cá độc đáo đã được ra đời, trở thành điểm nhấn đặc trưng trên những chiếc Scrambler này.


    Tay lái Scrambler

    Tay lái trên Scrambler cũng gần giống với Tracker, dài và dễ điều khiển, cho một dáng ngồi thẳng thoải mái. Để sẵn sàng đối đầu với những cú shock bất ngờ trên đường từ ổ gà, thậm chí là ổ voi hay những đoạn đường dốc đứng đầy sỏi đá, tay lái Motor là loại thường được sử dụng nhiều nhất trên những chiếc “Scrambler thuần chủng” với một thanh ngang trợ lực ở giữa


    Yên xe Scrambler

    Nếu bạn thực sự muốn được yêm ái cho cái mông của bạn thì tôi khuyên bạn nên suy nghĩ lại trước khi độ Scrambler vì đã độ Scrambler thì không chạy ở địa hình êm ái.
    Yên xe Scrambler thường ngắn hơn Tracker và không có ụ nổi như Cafe Racer. Yên Scrambler được trau chuốt về các đường cong hai bên hông yên và ở sau yên xe, và được làm khá dày để giảm sốc lên cơ thể do địa hình


    Chóa đèn Scrambler

    Một đặc trưng nữa của Scrambler đó là chóa đèn thường được bọc lưới thép nhằm chống bể chóa khi bị sỏi văng vào. 


    Lốp Scrambler

    • Vành Scrambler: Theo mình thì vành tăm cho Scrambler thích hợp hơn vành đúc bởi vì vành tăm tản lực tốt hơn vành đúc, giảm shock trong các địa hình lồi lõm. Kích thước vành được khuyến cáo cho Scrambler là vành trước 18in và vành sau 17in
    • Lốp Scrambler phải sử dụng lốp gai, vì đây là đặc trưng rất quan trọng của Scrambler, lốp gai sử dụng tốt ở các địa hình bùn lầy và sỏi đá giống như xe đua địa hình

    Chắn bùn Scrambler

    Nhất định không được gỡ bỏ chắn bùn, khi bạn chạy Scrambler bạn sẽ thấy cái lốp gai yêu quí của bạn văng bùn khó chịu đến mức nào. Chắn bùn của Scrambler hao hao giống Tracker nhưng có thể làm dài hơn để chắn hoàn toàn bùn đất văng ra từ cặp lốn gai

    Giảm sốc Scrambler

    Một yếu tố không thể bỏ qua là giảm sock của Scrambler, khá là quan trọng. 
    • Phuộc trước của Scrambler thường được dựng cao vì biên độ hoạt động của bộ phuộc trước rất cao do yếu tố địa hình
    • Phuộc sau Scrambler: Ưu tiên phuộc đôi hơn phuộc mono shock vì độ lắt léo của địa hình. Phuộc mono sock có vẻ không thích hợp dùng trong địa hình khắc nghiệt của đường chạy Scrambler mà thích hợp với đường nhựa và dòng Sport hơn vì nó dễ bị rung lắc khi địa hình phức tạp. Phuộc đôi tản lực tốt cân bằng hơn cho Scrambler

    Bobber Mạnh đơn giản nhưng...rắc rối


    Độ Bobber là phong cách yêu thích của nhiều tay chơi độ xe, xuất hiện từ rất lâu từ sau thế chiến II. Đối với hầu hết các bạn yêu độ xe, độ bobber là một trong những lựa chọn phổ biến. Bài viết này xin hướng dẫn độ Bobber cho chiếc xe yêu quý của bạn.

    Trước tiên, ta phải nắm được độ Bobber là gì? Khởi nguồn phong cách độ Bobber từ đâu.

    Độ Bobber khá đơn giản nhưng rất kén người chơi bởi không phải những người có tinh thần đơn giản đều có thể dễ dàng cảm mến và dung hòa cuộc sống thực hàng ngày vào những chiếc xe mang phong cách của những gã Mỹ to lớn. Xuất hiện trước Chopper và là phong cách độ xe đầu tiên xuất hiện trên thế giới, độ Bobber bắt đầu nổi lên trong những năm 1960. Sau khi giải ngũ, những người lính từng tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 trở về quê nhà, họ muốn chiếc Harley Davidson của mình giống với những chiếc xe mà họ từng nhìn thấy khi tham chiến tại chiến trường Châu Âu. Điều thuận lợi đối với họ là nhiều người được đào tạo về cơ khí trong hoặc sau khi cuộc chiến kết thúc.

    Vậy làm thế nào để độ chiếc xe của bạn theo phong cách độ Bobber? 

    Độ Bobber cũng như độ Cafe Racer, Chopper hay tất cả các loại xe khác, việc đầu tiên của chính là lập ra một kế hoạch. Lập kế hoạch để làm gì? Chính là để nâng cao hiệu quả công việc và  hạn chế tối đa những sai sót, rủi ro trong quá trình độ bobber. Ngoài ra chúng ta có thể tiên lượng được cả kinh phí và thời gian thực hiện công việc. 

    Các yếu tố tạo nên hình dáng phong cách độ Bobber

    Để lập ra một kế hoạch chi tiết cho quá trình độ bobber, bạn cần nắm một số yếu tố tạo nên một chiếc xe phong cách độ bobber:

    • Khung xe thường dùng khung thép ống giàn đỡ đơn hoặc đôi, loại khung này phù hợp nhất cho hình dáng Bobber của bạn trong tương lai. Có thể dùng một số loại khung khác tùy theo sở thích của bạn (điển hình là Honda Cub).
    • Yên xe: đặc trưng của độ Bobber là kiểu yên Solo (yên đơn) chỉ cho một người ngồi, phía sau thường
    • Phuộc trước: Góc phuộc trước thường khoảng 30 độ trở lên tùy theo khung xe, nhưng không quá cao để tránh tình trạng chiếc xe mang quá nhiều chất Chopper
    • Bình xăng lớn thường được gò lại theo hình dáng chuẩn của độ Bobber là dạng Hạt đậu và dạng Ong bắp cày (xem hình dưới), nhưng cũng có thể tận dụng lại bình xăng cũ của xe nếu thấy phù hợp
    • Chắn bùn sau thường gò lại và bao góc 1/4 ở trên bên phải của bánh sau, chắn bùn trước thường bị bỏ đi (nhưng mình khuyên ở Việt Nam nên gò một cái nhỏ để tránh văng bùn vào lốc máy)
    • Ghi đông độ bobber có nhiều lựa chọn hơn, nhưng thường dùng nhất kiểu ghi đông móc nhô cao kiểu Mỹ và ghi đông ngang kiểu châu Âu

    Các bước độ bobber

    1. Khung xe :

    Việc lựa chọn khung xe là ưu tiên đầu tiên của công việc độ bobber, khung xe quyết định đến hình dáng của chiếc xe và liên quan đến nhiều khâu khác.
    Hướng dẫn độ bobber 1

    Hướng dẫn độ bobber 2

     

    2. Phuộc trước 

    Góc phuộc trước cũng quyết định đến hình dáng của bobber, nên chọn khung xe có góc phuộc từ 30 độ trở lên và nhỏ hơn 60 độ để có hình dáng bobber hoàn hảo.


    Nếu có kinh phí, tốt nhất các bạn nên sử dụng các loại phuộc Girder hoặc loại phuộc Springers. Nhưng các loại phuộc có sẵn của xe cũng dùng tốt.

    3. Bình xăng chuẩn độ bobber

    Lựa chọn bình xăng ảnh hưởng đến sắc thái của xe, đối với độ bobber thì kiểu bình xăng chuẩn thường có hai dạng như dưới.
    Xem thêm hướng dẫn độ bình xăng cafe racer ( nói chung gò bình xăng các phong cách khác nhau thì cách làm cũng tương tự nhau)

    4. Yên Bobber phong cách độ bobber

    Yên xe Solo một người ngồi, có thể tự chế hoặc  mua nguyên bộ kit là đặc trưng của độ bobber.

    5. Ghi đông độ bobber

    Kiểu Ghi đông thường có hai kiểu là ghi đông ngang (ảnh hưởng từ châu Âu) và ghi đông móc cao (ảnh hưởng từ Mỹ). Bạn có thể chọn kiểu ghi đông theo phong cách của mình. - Dạng Ghi đông ngang có ảnh hưởng từ dòng xe army của quân đội đồng minh châu Âu hoặc của Đức (BMW), lắp kiểu này dáng xe gọn lại và pha chút bụi bặm - Dạng ghi đông móc nhô cao: kiểu này mang chút hơi hướm của phong cách độ Chopper của Mỹ,  lắp kiểu này có thể nhìn giống chopper, khá ngầu và bặm trợn 

    Xem thêm Các loại ghi đông mô tô

    6. Vè sau phong cách độ bobber

     Vè sau cũng tạo nên một phần đặc trưng của phong cách độ Bobber

    • Vè trước thường được loại bỏ, nhưng với khí hậu nhiều mưa như ở Việt Nam thì bạn nên gò một cái ngắn để tránh văng nước và đất cát khi trời mưa.
    • Bánh trước và sau  với lốp gai hoặc trơn tùy sở thích

    Với bài viết này Hướng dẫn độ bobber này - đương nhiên còn nhiều chi tiết nhỏ không thể nêu hết trên đây - nhưng mình hy vọng mang tới các bạn yêu xe và đam mê độ xe cái nhìn trực quan nhất về cách độ xe theo phong cách độ Bobber.



    Cub độ Bobber hiện đang là mốt được giới trẻ ưa thích. Sau đây tôi giới thiệu một vài hình ảnh về công đoạn làm một chiếc Cub độ Bobber. ( Bạn nào muốn thử cũng được, độ xong tặng hoặc không tặng người yêu cũng chẳng sao. Chỉ cần có một đam mê và "một tấm lòng". Ắt người yêu sẽ hiểu)
    Honda Cub độ Bobber - Hướng dẫn Cub 50 độ Bobber
    Honda Cub độ Bobber - Hướng dẫn Cub 50 độ Bobber

    Ý tưởng Cub độ bobber

    Chiếc Honda Cub 50 được nhóm độ xe có tên AFS đến từ Đài Loan làm lại theo phong cách Cub độ Bobber.

        [Độ xe] Honda Cub 50 độ Bobber
      Chiếc CUB gần như chỉ còn phần máy và khung là còn dùng được. Công đoạn đầu tiên là định hình chiếc xe theo bản vẽ phác thảo ý tưởng (ý tưởng ở đây là một chiếc CUB độ Bobber). 

      Tiến hành thực hiện Cub độ Bobber

      Việc đầu tiên cần làm là cắt ngắn bớt vè sau, nhưng vẫn giữ nguyên style CUB bằng việc giữ lại phần đuôi vè. Bánh sau giữ nguyên của Honda CUB[Độ xe] Honda Cub 50 độ Bobber
      Vứt bỏ những chi tiết không tận dụng được. Phần khung xương sau được làm mới hoàn toàn với những mối hàn cực đẹp.

      [Độ xe] Honda Cub 50 độ Bobber
       Thanh đòn ngang được nối dài và gia cố chắc chắn để ra dáng CUB độ Bobber. Nhưng phần nhựa ốp thụt trước vẫn giữ nguyên. Chi tiết rất đặc trưng này chỉ cần liếc qua cũng nhận ra chiếc Honda CUB quen thuộc.

      [Độ xe] Honda Cub 50 độ Bobber
       Phần quan trọng nhất và cũng khó xử lý nhất là bình xăng. Vì chiếc CUB thiết kế nắp bình xăng nằm dưới yên xe. Chủ nhân chiếc xe đã rất khéo léo và cực kỳ thông minh trong việc thiết kế lại bình xăng. Nắp đổ xăng được đặt lệch về bên phải yên xe và được đưa lên cao. Và chỉ với 1 ống nhựa nhỏ để thay thế cho kim báo xăng.

        [Độ xe] Honda Cub 50 độ Bobber
      Pô xe được vắt cao trên phần máy. Nắp che hốc ắc-quy được chế rất khéo với những thanh tản nhiệt cho xe. Với những nét phác thảo chi tiết lên thân xe thì chủa nhân chiếc xe đã trở thành một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cho chính "nhân tình" của mình. Tất nhiên trong trường hợp này anh ta có thể hoặc cắt quá tay hoặc quên nguyên cả chiếc kìm trong "bụng" của "bệnh nhân"[Độ xe] Honda Cub 50 độ Bobber
      Vậy là cũng đã xong phần cơ bản cho chiếc CUB độ Bobber. Sau nhiều lần tháo ra lắp vào, pô đã được cắt ngắn. Chiếc xe được lắp thử nhiều loại lốp để tìm chiếc phù hợp nhất.
      Ghi-đông uốn đúng đồ thị hình sin, đai sắt đỡ biển số xe được uốn khéo với những đường con rất nhạy cảm. [Độ xe] Honda Cub 50 độ Bobber
      Dù là xe độ hay xe zin thì yếu tố an toàn vẫn là quan trọng nhất. Đèn pha và đèn hậu đã được lắp. Cần số tay nhìn khá phức tạp với những khúc nối. Bộ khóa điện được đặt ngay dưới bình xăng, bộ xích mới tinh màu vàng quý phái. "Dàn áo" sau khi hoàn thiện đã được sơn.[Độ xe] Honda Cub 50 độ Bobber
      Bửng máy và bát phanh được vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị những công đoạn lắp ráp cuối cùng. Tất nhiên là sau khi hệ thống điện đã ngon lành. Cần khởi động chế lại theo phong cách "pedal xích lô Việt Nam". Và tất nhiên với một chiếc Cub độ Bobber thì rất hiếm có vè trước.
      Ghi-đông, gáo pha, lốp và cần phanh chân nhấn nhá đen huyền. Yên da bọc đơn giản nhưng rất cẩn thận. Các chi tiết kim loại được mạ lại bóng loáng bắt mắt.

         
       Tổng thể chiếc xe ra đúng chất Bobber nhưng không vì thế mà mất đi cái hồn của Honda CUB. 
       Logo AFS được khéo giấu dưới gầm dưới khung xe. Nắp bình xăng có khóa an toàn, tay nắm cần số như một viên pha lê huyền bí bọc ngoài những cánh hoa mỏng manh. Tự tay làm nên một chiếc xe như thế này từ một chiếc Honda CUB thì tôi nghĩ chẳng cô bạn gái, cô người yêu nào lại không ngả nghiêng. (Không ngả vì bạn thì cũng phải ngả vì chiếc xe, nếu "nó" không ngả thì đòi xe lại đi thôi)